PVLC Thứ 6 Tuần VII Thường Niên
 

 Bài Đọc I: (Năm II) Gc 5, 9-12

"Ḱa quan toà đă đứng trước cửa".

Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em đừng kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị lên án. Ḱa quan toà đă đứng trước cửa. Anh em hăy học gương kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ của các tiên tri, là những người đă nói nhân danh Chúa. Đây chúng ta gọi những người đă kiên nhẫn đau khổ là có phúc. Anh em đă nghe nói đến sự kiên nhẫn của Gióp và đă thấy kết cuộc Chúa dành để cho ông, v́ Chúa đầy ḷng thương xót và lân mẫn.

Anh em thân mến, trước hết, anh em đừng (có) thề, dầu viện trời, dầu viện đất hay viện một h́nh (vật ǵ) khác. Lời nói anh em phải là: Có rằng có, không rằng không, để anh em khỏi bị toà án luận phạt.

Đó là lời Chúa. 

Đáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 8-9. 11-12.

Đáp: Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).

Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Đáp.

2) Người đă tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng măo từ bi, ân sủng. - Đáp.

3) Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất b́nh và hết sức khoan nhân. Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. - Đáp.

4) Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên đất, ḷng nhân Người c̣n siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đă ném tội lỗi xa khỏi chúng ta. - Đáp. 

Alleluia: Tv 129, 5

Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mc 10, 1-12

"Sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không được phân rẽ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt xứ Giuđêa và miền bên kia sông Giođan. Dân chúng lại tụ họp bên Người và Người lại dạy dỗ họ như thường lệ. Những người biệt phát đến gần và hỏi thử Người rằng: "Người ta có được phép ly dị vợ ḿnh chăng?" Người đáp: "Môsê đă truyền cho các ông thế nào?" Họ thưa: "Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị". Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: "Chính v́ sự cứng ḷng của các ông mà Môsê đă viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đă dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ ĺa cha mẹ để luyến ái vợ ḿnh, và hai người sẽ nên một huyết nhục. V́ thế, họ không c̣n là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không thể phân rẽ".

Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: "Ai bỏ vợ ḿnh và lấy vợ khác, th́ phạm tội ngoại t́nh đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, th́ cũng phạm tội ngoại t́nh".

Đó là lời Chúa. 

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm 

 "Ly dị" phải chăng cũng là "ngoại t́nh"? 

Suy Niệm 

Vấn đề của bài Phúc Âm hôm nay hoàn toàn khác với các vấn đề của các bài Phúc Âm trước đây trong tuần. Tuy nhiên, ở một nghĩa nào đó, có thể nói vấn đề của bài Phúc Âm hôm nay một phần nào liên hệ với vấn đề của bài Phúc Âm hôm qua. Nếu vấn đề của bài Phúc Âm hôm qua về vấn đề gương mù gương xấu trong thế gian và dịp tội nơi chủ thể phạm nhân th́ vấn đề của bài Phúc Âm hôm nay về vấn đề tục lệ ly dị (liên quan đến gương mù gương xấu trong xă hội) và về thành phần ly dị (liên quan đến dịp tội ở chính bản thân đương sự phạm nhân). 

Trước hết, về vấn đề tục lệ ly dị (liên quan đến gương mù gương xấu trong xă hội): "Những người biệt phát đến gần và hỏi thử Người rằng: 'Người ta có được phép ly dị vợ ḿnh chăng?'". Sở dĩ vấn đề ly dị ở đây, dù có được phép chăng nữa: "Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị"nhưng Chúa Giêsu đă vạch trần bộ mặt bất chính của nó như sau: "Chính v́ sự cứng ḷng của các ông mà Môsê đă viết ra điều luật đó". 

Sau nữa, về thành phần ly dị (liên quan đến dịp tội ở chính bản thân đương sự phạm nhân): "Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đă dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ ĺa cha mẹ để luyến ái vợ ḿnh, và hai người sẽ nên một huyết nhục. V́ thế, họ không c̣n là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không thể phân rẽ".

Ở đây chính Chúa Giêsu đă trả lại cho ư nghĩa đích thực và giá trị cao cả của hôn nhân theo dự án thần linh từ nguyên thủy của Thiên Chúa Hóa Công. Chưa hết, để bổ túc thêm cho phần tích cực của hôn nhân liên quan đến ư nghĩa và giá trị của nó theo dự án thần linh, trong câu trả lời cho riêng các môn đệ của ḿnh sau đó, Chúa Giêsu c̣n bồi thêm phần tiêu cực liên quan đền thành phần ly dị nữa, như sau: "Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: 'Ai bỏ vợ ḿnh và lấy vợ khác, th́ phạm tội ngoại t́nh đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, th́ cũng phạm tội ngoại t́nh'". 

Vấn đề "ly dị", nếu hiểu rộng, th́ bao gồm cả "ngoại t́nh". Tại sao thế? Tại v́ "ngoại t́nh", dù là "ngoại t́nh" kín đáo trong tâm tưởng (xem Mathêu 5:28), tự nó bao giờ cũng là hành động "ly dị" lén lút, "ly dị" tạm thời, bởi ḷng của người vợ hay người chồng "ngoại t́nh" ấy đă thật sự bất trung với lời thề hứa thủy chung của ḿnh cho tới cùng với con người được chính Thiên Chúa đă Đấng đă xe duyên kết nghĩa vợ chồng cho ḿnh. Và chính v́ hành động ngoại t́nh, cho dù chưa thật sự có liên hệ xác thịt với một người không phải là vơ hay chồng chính thức của ḿnh, cũng là một trọng tội, chứ không phải là một tội nhẹ, bởi hành động "ngoại t́nh" này hoàn toàn phản lại với bản chất của hôn nhân theo ư Chúa.  

Nếu "sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không thể phân rẽ" th́ người phối ngẫu của ḿnh chính là người được Thiên Chúa chọn cho ḿnh, được Ngài mang đến cho ḿnh, một cách nào đó và vào một lúc nào đó, và ḷng ḿnh cảm nhận được con người thiên duyên ấy, và tự nhiên yêu thương quyến luyến với con người như thuộc về ḿnh từ bao giờ ấy, đến độ sống không thể thiếu được người ấy, và đến độ con người ấy trở thành như thể chính bản thân ḿnh, chính lẽ sống của ḿnh, không thể nào không trở nên một xác thịt trong đời sống hôn nhân gia đ́nh. 

Thật vậy, "từ lúc khởi đầu sáng tạo", con người duy nhất bấy giờ (là Adong) được Thiên Chúa mang nàng Evà đến cho chàng, chứ không phải chàng tự đi t́m kiếm, hay nói đúng hơn, chàng hằng thiết tha khao khát một người nội trợ xứng hợp với ḿnh, một niềm khát vọng ở tận thâm tâm của chàng, được biểu hiệu qua một giấc ngủ say (xem Khởi Nguyên 2:21), để rồi khi thức dậy sau một giấc ngủ thật say, như thể nội tâm của chàng đă cảm nghiệm được chính bản thân của chàng, th́ phản ứng đầu tiên ngay tức khắc và duy nhất của chàng bấy giờ là nhận biết và chấp nhận những ǵ từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa: "Cuối cùng nàng đây mới là xương bởi xương của tôi, thịt bởi thịt của tôi" (Khởi Nguyên 2:21-24), rồi đáp ứng bằng cách "ĺa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh và cả hai trở nên một thân thể" (Khởi Nguyên 2:24). 

Chữ "cuối cùng" trong câu nói công khai đầu tiên của con người về bản thân ḿnh cho thấy ḷng khát vọng t́m được "một người nội trợ xứng hợp với ḿnh" (Khởi Nguyên 2:20), một con người vượt trên mọi loài muông thú đă được chàng nhận biết rơ ràng và đặt tên cho từng con (xem Khởi Nguyên 2:19), nhưng chúng vẫn không hợp với chàng, nên chàng đành phải tiếp tục sống lẻ loi cô độc là một t́nh trạng không hợp với chàng và "không tốt" (Khởi Nguyên 2:18), nghĩa là không trọn vẹn đối với chàng là một con người chẳng những được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 1:26), ở chỗ duy nhất, mà c̣n được dựng nên tương tự như Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 1:26), ở chỗ hiệp thông, cho đến khi "cuối cùng" chàng đă được toại nguyện, ở chỗ có đôi: "Thiên Chúa đă dựng nên họ có nam có nữ" (Khởi Nguyên 1:27). 

Sau này, cho dù có nghe theo vợ ḿnh là Evà mà anh chồng Adong đă trở thành đồng phạm ăn trái cấm với nàng và v́ thế đă trắng trợn phạm đến Thiên Chúa tối cao là Đấng đă tạo dựng nên ḿnh, nhưng trong câu đáp lời Thiên Chúa hạch hỏi: "Ai đă bảo ngươi rằng ngươi trần truồng...?", chàng vẫn công nhận nàng chứ không bao giờ chối bỏ nàng hay ruồng bỏ vợ của chàng: "Người nữ mà Ngài đă cho ở với con đây..." (Khởi Nguyên 3:12), câu thứ hai con người thân thưa cùng Vị Thiên Chúa Hóa Công của ḿnh. 

Nghĩa là Adong vẫn công nhận Evà thuộc về chàng và nàng được chính Thiên Chúa cho ở với chàng, bằng không, nếu chàng bỏ nàng là chàng, trước hết và trên hết, bỏ Chúa, là chàng "phân ly những ǵ Thiên Chúa đă liên kết ràng buộc" chàng với nàng. Ngay từ ban đầu không có như vậy, không có vấn đề hay t́nh trạng ly dị, đúng như Chúa Giêsu đă khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay. 

Tuy nhiên, ngày nay, theo chủ nghĩa tương đối duy nhân bản, con người tôn thờ nhân quyền theo cá nhân chủ nghĩa, họ chủ trương "pro choice" trong cả hôn nhân (chứ không phải chỉ trong việc phá thai), ở chỗ, tôi có quyền lấy người này th́ tôi cũng có quyền bỏ họ mà lấy người khác tùy tôi; người phối ngẫu của tôi là do chính tôi chọn lựa theo ư thích, ư nghĩ và ư muốn chủ quan và tự do của tôi, chứ không phải Thiên Chúa chọn cho tôi nên tôi phải chấp nhận họ, và không bao giờ được bỏ họ khi tôi không c̣n thích họ nữa. 

Cảm Nghiệm 

Hôn nhân, theo lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay và mạc khải Thánh Kinh, là do Thiên Chúa thiết lập và xe duyên kết nghĩa cho từng cặp, v́ con người được Ngài dựng nên "có nam có nữ", nhờ đó họ có khả năng hiệp thông như Ngài bằng yêu thương, một yếu tố bất khả thiếu khiến họ nhận biết nhau và hiệp nhất nên một với nhau như vợ chồng. 

Chính mối hiệp nhất nên một xác thịt này giữa con người nam nữ phối ngẫu với nhau là thực tại đ̣i t́nh yêu phối ngẫu phải là một t́nh yêu vĩnh viễn, t́nh yêu trọn đời, bất chấp tất cả những ǵ khác biệt nơi nhau (như sở thích hay văn hóa hoặc tôn giáo), tất cả những ǵ nghịch lại với nhau (như tính nết hay chủ trương hoặc chọn lựa), thậm chí bất chấp tất cả những ǵ xúc phạm đến nhau (như khinh bỉ nhau hay nguyền rủa nhau hoặc phản bội nhau). 

Thế nhưng, sống với bản tính đă bị hư đi theo nguyên tội, ơn gọi và đời sống hôn nhân không dễ dàng bền vững cho đến cùng, nhất là trong thế giới đang tôn thờ cái tôi, chỉ biết quyền làm người hơn t́nh người, th́ động một tí là họ có thể bỏ nhau, có thể "phân ly những ǵ Thiên Chúa đă liên kết". 

Kinh nghiệm phũ phàng cho thấy, chính lúc con người sống đời vợ chồng có thể chứng tỏ t́nh yêu thương nhau một cách chân thực nhất và hoàn hảo nhất th́ họ lại ly dị nhau, đó là khi họ xúc phạm đến nhau, khi họ chịu đau khổ bởi nhau. Và sở dĩ họ bỏ nhau là v́ họ yêu nhau tự nhiên, trần tục, thường là theo sắc dục và lợi lộc hơn là trong Chúa là Đấng đă xe duyên kết nghĩa cho họ. Cho dù ngay từ đầu t́nh yêu của họ là một t́nh yêu đầy ư thức và có tính cách siêu nhiên, nhưng khi va chạm với những gian nan khốn khó và thử thách t́nh yêu chân thành ấy để nó trở thành t́nh yêu trọn hảo như t́nh yêu của Thiên Chúa, th́ họ lại không thể tiếp tục chấp nhận nhau được nữa, không thể sống với nhau được nữa, bất chấp lợi ích của con cái v.v. 

Đó là lư do vấn đề chọn lựa bạn hữu nói chung và nhất là người bạn t́nh muôn thuở sống đời với ḿnh nói riêng là những ǵ rất quan trọng ngay từ ban đầu, cần phải thực hiện bằng lư trí hơn là chỉ duy bằng t́nh cảm, một tác động lư trí bất khả thiếu để khôn ngoan sáng suốt chọn lựa trong cầu nguyện và được tác động bởi đức tin. Một khi đă chọn lựa và chấp nhận nhau thật sự bằng đức tin ngay từ ban đầu th́ chắc chắn sẽ trung thành với nhau đến cùng, bất chấp giá nào, đúng như nhận định của Thánh Giacôbê Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay liên quan đến chính sự chân thật và ḷng trung thực, đặc biệt trong đời sống hôn nhân gia đ́nh: "Lời anh em nói th́ phải có là có, không là không, nhờ đó anh em mới khỏi bị toà án luận phạt". 

Tuy nhiên, muốn trung thành với nhau hay thủy chung với nhau trong đời sống hôn nhân vợ chồng, một đời sống mà thế giới càng văn minh, càng nhân bản và nhân quyền th́ càng ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đến độ đă có nhiều người cảm thấy hoàn toàn bất khả, ở một tỷ lệ li dị trên 50% nơi thế giới Tây phương tân tiến vốn được gọi là thế giới Kitô giáo, Thánh Giacôbê ở Bài Đọc 1 c̣n cống hiến một lời khuyên hết sức chí lư và hiệu nghiệm nhất là đối với đời sống hôn nhân vợ chồng, đó là: "Anh em hăy học gương kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ của các tiên tri, là những người đă nói nhân danh Chúa". Tại sao thế? Tại v́ các vị tiên tri là thành phần chỉ nói và làm những ǵ Chúa muốn chứ không phải ư của ḿnh, bất chấp mọi gian khổ. Vậy th́ vợ chồng sống với nhau, biết chấp nhận Chúa trong nhau, hay biết yêu nhau v́ Chúa, th́ không thể bỏ nhau, dù có chịu khổ bởi nhau cách nào! 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

Thu.6.VII-TN.mp3